Xem nhanh
Xe đạp địa hình (MTB) là gì?
Xe đạp địa hình (Mountain Bike) là những chiếc xe được thiết kế chuyên biệt, với mục đích thoả mãn niềm đam mê thể thao đạp xe địa hình leo núi đầy thách thức. Người đi xe đạp phải điều khiển xe một cách khéo léo, kèm theo tinh thần dũng cảm vượt qua những giới hạn của bản thân. Khi đối mặt với các thách thức này, các tay lái buộc phải tìm cách di chuyển qua những ngọn đồi, thung lũng đầy đá sỏi, khe núi hay bất cứ chướng ngại nào xuất hiện trước mặt. Dù tốc độ trên phố không bằng xe đạp Touring, xe đạp đua (Road bike) nhưng dòng xe đạp địa hình chạy được trên mọi địa hình, linh hoạt và tiện dụng hơn nên được ưa chuộng nhiều hơn.
Ưu điểm nổi bật của xe đạp địa hình
-
Khung xe to bản, cho khả năng chịu tải lớn, hạn chế móp méo khung xe khi xảy ra va chạm.
-
Vành xe chắc chắn, thường đi kèm với lốp xe có kích thước lớn, nhiều gai, bám đường tốt.
-
Có phuộc trước hạn chế xóc nảy, một số mẫu xe còn có 2 phuộc mang lại trải nghiệm vượt đồi núi nhẹ nhàng.
-
Sở hữu thiết kế khỏe khoắn, mạnh mẽ, phù hợp với mọi độ tuổi.
Xe đạp địa hình có những loại nào?
Xe đạp địa hình băng đồng
Xe đạp băng đồng Cross Country là dòng xe được yêu thích nhất bởi thiết kế dễ lái, khung trung bình nhỏ, 1 phuộc trước phù hợp đi đường bình thường như đường phố, đường làng hay leo dốc nhẹ. Đây là dòng xe được ưa chuộng nhất cho những người tập thể dục thể thao
Xe đạp địa hình leo núi
Xe đạp leo núi là dòng xe giá trung bình với thiết kế khung vừa, dùng 1 đến 2 phuộc dành cho đường khó, thuộc dòng xe chuyên leo núi hoặc đổ đèo. Những chiếc xe như thế được thiết kế cho những người đam mê thể thao mạo hiểm, thích chinh phục các địa hình gồ ghề trong thành phố như cầu thang, vỉa hè hay bất cứ thử thách nào khác.
Xe đạp địa hình đổ đèo
Xe đạp đổ đèo (Downhill Bike) là dòng xe địa hình có giá thành cao nhất, chuyên đổ đèo hoặc đi cung đường cực xấu với thiết kế khung to chắc chắn sử dụng từ 2 đến 3 phuộc. Xe mang lại cảm giác mạnh, được sử dụng bởi những tay chơi chuyên nghiệp.
Chọn xe đạp địa hình cần lưu ý những điều gì?
Xe đạp địa hình là dòng xe đang được rất nhiều người ưa chuộng và yêu thích, đặc biệt là các bạn trẻ. Với những ưu điểm như thiết kế cá tính, có khả năng di chuyển trên mọi địa hình có thể sử dụng trong cuộc sống hàng ngày để đi học, đi chơi, tập thể dục thể thao.
Việc mua một chiếc xe đạp phù hợp với nhu cầu của mình luôn là điều băn khoăn hàng đầu của những người chơi xe đạp. Chính vì vậy, các bạn cần tìm hiểu kĩ lưỡng trước khi mua xe đạp địa hình. Hiểu được vấn đề này, Somings sẽ giúp bạn chọn ra được mẫu xe ưng ý.
Xác định nhu cầu sử dụng xe
Như đã nói ở trên, xe đạp địa hình được phân loại thành nhiều dòng khác nhau, vì vậy bạn cần xác định rõ mục đích, nhu cầu sử dụng xe để có thể chọn ra mẫu xe phù hợp với mình.
Nếu bạn chỉ đạp xe nhẹ nhàng, thì Xe đạp băng đồng (Cross Country) sẽ là lựa chọn hàng đầu. Với những ai có nhu cầu cao hơn như đổ đèo, bay nhảy, tập luyện mạnh thì mẫu xe đạp leo núi (Trail Bike), xe đạp đổ đèo (Downhill) với thiết kế Full-Suspension sẽ giúp bạn di chuyển mượt mà, êm ái hơn.
Thương hiệu sản xuất
Hiện trên thị trường Việt Nam có rất nhiều các thương hiệu xe đạp khác nhau, từ bình dân đến cao cấp đáp ứng đủ nhu cầu chơi xe của tất cả mọi người. Trong đó có thể kể đến một vài thương hiệu nổi bật như Maruishi, Nishiki đến từ Nhật Bản chuyên cung cấp các dòng xe địa hình cao cấp.
Xe đạp Rikulau một thương hiệu nổi tiếng đến từ Đài Loan, với thế mạnh về xe đạp địa hình có giá thành hợp lí sẽ là một lựa chọn khác rất đáng để bạn cân nhắc.
Khung sườn xe loại nào phù hợp với bạn?
Hiện nay có 3 loại vật liệu chính để làm khung sườn xe đạp và mỗi loại đều có những ưu nhược điểm riêng, cụ thể:
+ Khung sườn Carbon là vật liệu tuyệt vời không chỉ nhẹ mà còn bền, tuy nhiên giá rất đắt chỉ phù hợp với dân chuyên nghiệp hoặc những người có tài chính tốt.
+ Khung sườn Nhôm có ưu điểm là nhẹ và cứng, tuy nhiên khả năng hấp thụ xung động lại kém.
+ Khung sườn Thép là vật liệu phổ biến nhất để làm khung cho các loại xe đạp giá rẻ. Ưu điểm của loại khung này là chịu lực, hấp thu lực tốt nhưng khối lượng nặng và có thể có rỉ sét.
Ngoài ra, còn có Khung sườn Titanium, đây là vật liệu vô cùng cao cấp, với độ cứng, bền bỉ đầu bảng. Tuy nhiên giá thành vẫn còn khá cao, chưa phù hợp với sản xuất đại trà.
Bộ truyền động mạnh mẽ
Một groupset tốt cho xe đạp địa hình cần đảm bảo khả năng truyền lực mạnh mẽ trơn chu, tối ưu cho khả năng di chuyển đường dài và leo dốc. Hiện nay, trong làng xe đạp, SRAM và Shimano là 2 hãng sản xuất bộ truyền động được các biker tin tưởng và ưu tiên sử dụng.
Bảng so sánh dưới đây sẽ giúp các bạn lựa chọn được bộ truyền động phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.
Lựa chọn phuộc giảm xóc phù hợp
Đối với một chiếc xe đạp địa hình để có thể chinh phục mọi địa hình thì không thể không cần tới phuộc. Phuộc giảm xóc được chia làm 3 loại: phuộc lò xo, phuộc dầu, phuộc khí.
Lựa chọn một chiếc phuộc tốt không chỉ đảm bảo an toàn cho chính chiếc xe của bạn, mà còn có thể giúp hấp thụ sốc tốt hơn từ địa hình, đem lại cảm giác thoải mái tự tin cho hành trình và hơn hết là chinh phục và vượt qua những địa hình khó một cách dễ dàng hơn...
Hệ thống phanh an toàn, chính xác
Hiện trên thị trường có 3 loại phanh chính là phanh vành, phanh bát và phanh đĩa (gồm 2 loại: phanh đĩa cơ, phanh đĩa dầu). Với mẫu xe đạp địa hình, chủ yếu sẽ được trang bị phanh vành và phanh đĩa. Tùy vào tài chính và mục đích sử dụng mà bạn có thể chọn cho mình loại phanh thích hợp.
Mỗi loại phanh đều có ưu, nhược điểm:
Đối với phanh vành, ưu điểm là dễ dàng bảo trì, thay thế, tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của nó chính là dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết và địa hình di chuyển, lực phanh cũng khá kém.
Ngược lại, phanh đĩa có ưu điểm là phanh rất ăn, với phanh đĩa dầu, nhờ trợ lực dầu nên bóp phanh cực kì nhẹ nhàng, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết và địa hình. Đổi lại, nhược điểm là khó bảo dưỡng đối với người đạp xe cơ bản.
Cấu tạo của phanh đĩa dầu
Yên xe cũng rất quan trọng
Cho dù khung sườn xe nhẹ cách mấy, group chuyển tốc xịn xò cách mấy... nhưng cái mông bạn chịu không nổi thì cũng ko thể nào đạp xa được. Vì vậy, việc chọn được một chiếc yên vừa vặn êm ái là rất quan trọng bất kể bạn đi loại xe gì.
Cách chọn khung xe đạp địa hình phù hợp với chiều cao cơ thể:
Việc chọn cỡ xe phù hợp với chiều cao cơ thể là cực kì quan trọng, vì chọn đúng cỡ xe sẽ giúp việc đạp xe thoải mái hơn rất nhiều làm giảm các hiện tượng mỏi lưng, vai gáy ...
Chiều cao trung bình |
Kích thước bánh/ khung xe |
155 - 165 cm |
24 inch (XS) |
162 - 172 cm |
26/ 27.5 inch (S) |
170 - 180 cm |
26/ 27.5/ 29 inch (M) |
175 - 185 cm |
27.5/ 29 inch (M/ L) |
180 - 195 cm |
29 inch (L/ XL) |
Top các mẫu xe đạp địa hình hot nhất thị trường
Xe đạp địa hình RIKULAU M27
Xe đạp địa hình RIKULAU M27, với những tính năng nổi bật và giá thành phù hợp với thu nhập của nhiều người. Ưu điểm lớn của mẫu xe này là thiết kế khung xe hợp kim nhôm được hàn với công nghệ hàn chất lượng cực cao với mối hàn vẩy cá sắc sảo, chi tiết kĩ càng kết hợp tinh tế trên từng đoạn ống nối. Nhờ việc sử dụng linh kiện bộ truyền động đến từ thương hiệu Shimano bao gồm tay đề Shimano Altus 3x9S, củ đề sau Shimano Altus 9S, đề trước Shimano Altus 3S và bộ líp 9 tầng 11-36T, mang lại cho mẫu xe này khả năng chuyển số mượt mà, giúp xe vượt nhiều địa hình hiểm trở một cách dễ dàng, hay leo dốc thoải mái mà không tốn nhiều sức lực.
Xe đạp địa hình thể thao RIKULAU M27 màu Đỏ
Xe đạp địa hình thể thao RIKULAU M27 màu Đen
Xe đạp địa hình thể thao RIKULAU M27 màu Xanh
Xe đạp địa hình Maruishi FUJI Pro
Xe đạp địa hình Maruishi FUJI Pro với thiết kế tinh tế, khỏe khoắn và đậm chất nam tính chắc chắn mẫu xe đạp địa hình này sẽ không làm bạn thất vọng. Khung chất liệu hợp kim nhôm mang lại khả năng chịu tải tốt, trọng lượng rất nhẹ. Nhờ việc sử dụng toàn bộ linh kiện cấu thành bộ truyền động của mẫu xe này đến từ thương hiệu SRAM cho khả năng chuyển số mượt mà, giúp xe vượt nhiều địa hình hiểm trở một cách dễ dàng, hay leo dốc thoải mái mà không tốn nhiều sức lực. Bộ truyền động 11 tốc độ của mẫu xe này bao gồm: đùi đĩa Prowheel Charm, líp 11 tầng SRAM, củ đề sau SRAM NX 11S dưới sự điều khiển của tay đề SRAM NX 1x11S
Xe đạp địa hình RIKULAU ASO LITE
Xe đạp địa hình thể thao RIKULAU ASO LITE sở hữu vẻ ngoài mạnh mẽ, kiểu dáng thể thao hiện đại với logo hãng được in dọc sườn xe tinh tế. Xe có 4 phiên bản màu sắc phù hợp rất nhiều phân khúc khách dùng dùng để rèn luyện sức khỏe dẻo dai hay đồng hành cùng trên những chặng đường đầy thú vị. Với bộ khung hợp kim nhôm cao cấp, bộ truyền động 7 tốc độ, chắc chắn đây là mẫu xe mà khách hàng không thể bỏ qua.
Xe đạp địa hình NISHIKI X7
Xe đạp địa hình thể thao NISHIKI X7 gây ấn tượng từ ánh nhìn đầu tiên với kiểu dáng đẹp mắt, cá tính và độc đáo, với màu sắc vô cùng thời thượng và hiện đại. Mẫu xe này đáp ứng tốt nhu cầu đi lại hằng ngày của người dùng, đồng thời bạn có thể sử dụng trong các chuyến đi phượt cùng bạn bè, hội nhóm, chinh phục tốt nhiều dạng địa hình. Được trang bị khung sườn hợp kim nhôm, mẫu xe này trọng lượng cực kì nhẹ, có độ cứng chắc cao. Bộ truyền động 24 tốc độ đến từ Shimano giúp bạn thoải mái trải nghiệm những cung bậc tốc độ.
Xe đạp địa hình NISHIKI X7 màu Đỏ Đen
Xe đạp địa hình NISHIKI X7 màu Xanh Đen
Các phụ kiện nào là cần thiết khi đi xe đạp địa hình?
Quần áo đạp xe thường được thiết kế với chất liệu co giãn, khả năng chống nắng và thấm hút mồ hôi hiệu quả cao hơn các loại quần áo thông thường, bởi vậy đây là phụ kiện đầu tiên bạn nên nghĩ tới. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn hơn bạn cũng có thể lựa chọn loại quần áo phản quang cho mình trong mỗi chuyến đi. Đây cũng là phụ kiện quan trọng với những ai có thói quen đạp xe vào buổi tối… những thời điểm ánh sáng bị hạn chế. Sử dụng quần áo phản quang để tạo hiệu ứng tương phản giúp cho người xung quanh nhìn thấy bạn, tránh trường hợp va chạm đáng tiếc xảy ra.
Mũ bảo hiểm là một trong những phụ kiện quan trọng và không thể thiếu đối với mỗi người “chơi” xe đạp thể thao. Đây là phụ kiện có tác dụng bảo đảm an toàn cho bạn trong quá trình di chuyển, bởi vậy bạn nên lựa chọn sản phẩm có chất lượng tốt, lựa chọn size phù hợp với vòng đầu của mình để đảm bảo sự an toàn tốt nhất. Bạn có thể lựa chọn loại mũ có kính liền để bảo vệ đôi mắt của mình trong mỗi chuyến đi được tốt hơn.
Túi sườn, balo và giỏ xe là những phụ kiện xe đạp cần thiết cho một chuyến đi dài. Bởi trong chuyến đi này bạn phải mang theo khá nhiều đồ và những phụ kiện trên sẽ phát huy tác dụng tối đa.
Thay vì sử dụng một chiếc balo khoác trên lưng bạn nên lựa chọn balo treo bên hông xe là tiện lợi nhất. Những phụ kiện trên cũng dễ dàng tháo ra, lắp vào một cách tiện lợi nếu bạn không cần đến chúng mà cũng không ảnh hưởng gì tới vẻ đẹp của chiếc xe.
Khóa xe rất cần thiết vì những chiếc xe đạp thể thao cao cấp có giá không hề rẻ, mặt khác đây cũng là người bạn đồng hành trên những chặng đường. Vì vậy, đừng bỏ quên chiếc khóa xe để bảo vệ tốt cho chiếc xe của mình. Hiện nay, nhiều người lựa chọn loại khóa dây nhựa bên trong có lõi thép để bảo vệ xe. Tuy nhiên, bạn có thể lựa chọn khóa số hoặc loại khóa có đi kèm chìa khóa.
Bộ lục giác sửa xe là phụ kiện không thể thiếu. Xe đạp thể thao về cơ bản cũng được thiết kế giống mới một chiếc xe đạp bình thường. Sắm cho mình bộ dụng cụ sửa xe để tự mình khắc phục những vấn đề không may xảy ra với bạn trong quá trình di chuyển là một điều cần thiết cho sự an toàn của chuyến đi.Đèn cho xe đạp thể thao sẽ phát huy tác dụng tối đa khi bạn di chuyển khi trời tối. Một chiếc đèn ở phía trước xe giúp bạn soi sáng, làm tác dụng báo hiệu đối với những phương tiện giao thông khác là yếu tố cần thiết. Bạn có thể dùng đèn pin hoặc sử dụng loại đèn điện nhỏ gắn ở phía trước vừa tiện lợi lại vừa không lo lắng về việc hết pin.
![]() |
![]() |
Mẫu đèn của hãng Somings cũng là một món phụ kiện xe đạp bạn nên tham khảo khi đi mua đèn pin cho xe. Mẫu đèn có thiết kế nhỏ gọn, kiểu dáng thể thao sẽ không bị lạc lõng khi kết hợp với chiếc xe của bạn.
Bơm xe rất quan trọng trong những chuyến đi dài. Khi xe gặp vấn đề về lốp hoặc săm, sau khi sửa chữa bạn cũng cần có bơm thì mới có thể tiếp tục được cuộc hành trình của mình.
Lưu ý: bạn cần phải lựa chọn được loại bơm phù hợp với van và lốp xe của mình. Vì vậy, trước khi mua bơm bạn cần kiểm tra kỹ lốp và van xe. Hiện nay, ngoài một số loại bơm truyền thống thì có loại bơm cho phép người dùng cắm trực tiếp vào van xe.
Bình nước và giá để bình nước là phụ kiện xe đạp không thể thiếu. Khi cảm thấy mệt mỏi khi đạp xe, một chai nước là “vị cứu tinh” của bạn trong những trường hợp này.
Phụ kiện chắn bùn đặc biệt quan trọng khi di chuyển trong điều kiện thời tiết mưa gió hoặc đường ẩm ướt, chúng giúp xe đạp của bạn không bị dính bùn và ngăn cho bùn không bắn lên người bạn.
Thời điểm nào là hợp lý để bảo dưỡng xe đạp địa hình?
Tùy vào mức độ sử dụng và địa hình di chuyển mà lịch bảo trì, bảo dưỡng xe đạp có thể khác nhau. Tuy nhiên, bảo trì thường xuyên giúp xe đạp luôn trong tình trạng hoạt động hoàn hảo và giảm thiểu các sự cố, để các biker có thể di chuyển thoải mái và an toàn hơn. Vậy, khi nào thì nên đưa xe đạp đi bảo trì – bảo dưỡng? Để có câu trả lời đúng đắn nhất, mời bạn tham khảo bài viết Thời điểm nào là hợp lý để bảo dưỡng xe đạp?
Mua xe đạp địa hình ở đâu uy tín giá rẻ, chất lượng?
Tự hào là nhà phân phối chính thức của các thương hiệu nổi tiếng như Maruishi, Somings, Rikulau, Nishiki... tại Việt Nam, khi mua các sản phẩm xe đạp tại Somings, bạn sẽ được hưởng các chính sách dưới đây:
-
Cam kết 100% hàng chính hãng.
-
Bảo hành khung xe lên tới 10 năm, phụ tùng 1 năm
-
Tặng gói phụ kiện đến 2.000.000 VNĐ như túi sườn, kính mắt, mũ bảo hiểm ...
-
Tặng gói bảo dưỡng trọn đời xe 900k
-
Miễn phí đăng bán trên Website của Somings khi không còn nhu cầu sử dụng nữa